Công dụng của tảo xoắn Spirulina đối với sức khỏe

Tác dụng của tảo xoắn Spirulina không chỉ giúp bạn chống oxy hóa, tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch, phòng chống ung thư cùng nhiều bệnh khác.
 
cong-dung-cua-tao-xoan-spirulina-doi-voi-suc-khoe
 
1. Giúp chống oxy hóa và chống viêm
Những tổn thương do quá trình oxy hóa có thể làm hại đến ADN và tế bào, gây ra tình trạng viêm mãn tính, dẫn đến ung thư và các căn bệnh nguy hiểm khác.
 
Trong thành phần của tảo Spirulina có chứa rất nhiều phycocyanin, có khả năng chống lại các gốc tự do và ức chế sản xuất các phân tử truyền tín hiệu gây viêm, nhờ đó mà có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Đồng thời, chính chất chống oxy hóa này đã đem đến cho tảo xoắn Spirulina màu xanh lục – lam đặc trưng.
 
Trong một nghiên cứu trên 37 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, dùng tảo Spirulina với liều lượng 8g/ngày giúp làm giảm đáng kể các dấu hiệu của tổn thương do oxy hóa.
 
2. Tảo Spirulina có thể có tác dụng đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim hiện nay được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới. Các nhà khoa học đã chứng minh Spirulina có tác dụng tích cực đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim.
 
Tảo Spirulina có thể làm giảm cholesterol toàn phần, cụ thể là giảm lượng triglyceride, LDL- cholesterol (cholesterol xấu) và đôi khi có thể làm tăng lượng HDL – cholesterol (cholesterol tốt)
 
Kết quả từ một nghiên cứu trên người có hàm lượng cholesterol cao cho thấy: dùng tảo với liều 1g/ngày giúp làm giảm 16,3% lượng triglyceride và 10,1% lượng LDL- cholesterol. Tiến hành thử nghiệm với những người bị tiểu đường tuýp 2 cũng cho kết quả rất khả quan.
 
3. Tác dụng của tảo Nhật trong việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa LDL- cholesterol
Quá trình peroxy hóa lipid sẽ khiến cấu trúc chất béo bị tổn thương và gây ra nhiều căn bệnh khác. LDL- cholesterol trong máu bị oxy hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.
 
May mắn là, các chất chống oxy hóa trong tảo Spirulina có khả năng làm giảm quá trình peroxy hóa lipid một cách rất hiệu quả. Điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trên người và động vật. Tảo xoắn Spirulina cũng làm tăng lượng enzyme chống oxy hóa trong máu.
 
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng của tảo xoắn Spirulina có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện ung thư cũng như kích thước khối u. Đặc biệt, loại tảo này có hiệu quả đáng kể trong việc phòng chống ung thư miệng.
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Spirulina trên 87 người Ấn Độ mang những tổn thương tiền ung thư miệng được gọi là xơ hóa niêm mạc miệng (OSMF) đã cho kết quả: sau khi sử dụng tảo với liều lượng 1g/ngày trong suốt 1 năm, 45% người ở nhóm sử dụng đã phục hồi hoàn toàn các tổn thương trong miệng, còn ở nhóm không sử dụng tảo chỉ có 7% là phục hồi. Sau khi ngừng dùng tảo xanh, một nửa số người từng tham gia lại tái phát các tổn thương trong những năm kế tiếp.
 
Trong một nghiên cứu khác trên 40 bệnh nhân mang những tổn thương tiền ung thư OSMF, sử dụng tảo Spirulina 1g/ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thậm chí còn hiệu quả hơn so với thuốc Pentoxifylline.
 
5. Tảo xoắn Spirulina có thể giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ
 
Huyết áp cao là một yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh thận mãn tính. Kết quả từ một số nghiên cứu đã cho thấy sử dụng tảo theo liều lượng 4,5g/ngày có thể làm giảm huyết áp của những người có huyết áp bình thường do tảo Spirulina làm ra tăng sản xuất oxit nitric, một phân tử tín hiệu giúp mạch máu của bạn giãn ra.
 
6. Công dụng của tảo xoắn Spirulina giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng được đặc trưng bởi những dấu hiệu viêm đường hô hấp mũi. Nó được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng trong môi trường, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật hoặc thậm chí là bụi lúa mì.
 
Tảo Spirulina là một phương pháp điều trị thay thế phổ biến cho các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nghiên cứu trên 127 người bị viêm mũi dị ứng cho thấy sử dụng 2g tảo Spirulina mỗi ngày làm giảm đáng kể các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi và nghẹt mũi.
 
7. Tác dụng của tảo xoắn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh khác
 
Tảo Spirulina có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, như giúp “giải độc” kim loại nặng asen cho cơ thể. Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu kết luận được những công dụng của tảo Spirulina đối với một số căn bệnh khác. Tuy nhiên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người hơn để khẳng định chính xác các công dụng này.
 
cong-dung-cua-tao-xoan-spirulina-doi-voi-suc-khoe
 
Kiểm soát đường huyết
Nghiên cứu trên mô hình động vật đã chỉ ra rằng tảo Spirulina có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, ở một số nghiên cứu trên người cũng cho kết quả này. Trong vài trường hợp, tảo Spirulina còn hiệu quả hơn các loại thuốc tiểu đường phổ biến như Metformin.
 
Một nghiên cứu trên 25 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho kết quả làm giảm đường huyết đáng kể sau khi dùng tảo với liều lượng 2g/ngày. Chỉ số phản ánh đường huyết trung bình (HbA1c) của họ đã giảm từ 9% xuống 8%. Các nghiên cứu ước tính rằng giảm 1% lượng HbA1c có thể làm giảm đến 21% nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường.
 
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Thiếu máu có nhiều dạng khác nhau mà dạng phổ biến nhất được đặc trưng bởi sự giảm hemoglobin hay các tế bào hồng cầu. Bệnh thiếu máu khá phổ biến ở người cao tuổi, thường dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài.
 
Nghiên cứu trên 40 người cao tuổi có tiền sử thiếu máu đã cho kết quả: bổ sung tảo xoắn Spirulina làm tăng hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu, đồng thời chức năng miễn dịch cũng được cải thiện.
 
Cải thiện sức mạnh và độ bền cơ bắp
Những tổn thương do oxy hóa khi luyện tập thể dục là nguyên nhân chính gây ra mỏi cơ bắp. Do đó, một số loại thực phẩm từ thực vật có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp vận động viên và các cá nhân hoạt động thể chất giảm thiểu những tổn thương này.
 
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận là tảo Spirulina cũng có tác dụng cải thiện sức mạnh và độ bền cơ bắp, đồng thời nâng cao khả năng chịu đựng đáng kể.

Nguồn: Internet

TUYỂN ĐẠI LÝ

Liên hệ tư vấn: 092.200.1616

Prev

Tảo xoắn Spirulina là gì?

Next

Tế Bào Gốc Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Trong Chăm Sóc Da?